Phát huy năng lực tự học trong dạy học môn Địa lí

“Điều gì đã thu hút học sinh dành cả buổi chiều để chơi game trong các quán điện tử?” Việc học lúc nào cũng mang lại cảm hứng như chơi game thì có lẽ nhiều học sinh Việt Nam đã sớm vào Havard hay Stafford. Việc tôi muốn nhắc đến ở đây là động lực của việc học – Nó bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để duy trì nó? Để học sinh tự mày mò tìm tòi kiến thức đôi khi là do quá trình tự nhận thức của các em, nhưng có một phần không nhỏ xuất phát từ sự truyền cảm hứng từ các thầy cô giáo.

Nhìn đến một bức tranh khác của việc học ta vẫn thấy có những học sinh ngồi lì hàng giờ liền trong phòng chỉ để đọc một quyển sách hay câu chuyện yêu thích? Lướt web vài tiếng đồng hồ để chọn lọc thông tin có ích cho bài học của mình? Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của internet – một công cụ tìm kiếm thông tin nhanh chóng và tiện lợi, đã thúc đẩy giáo dục cần phải có những bước chuyển mình ngoạn mục để đạt được những mục tiêu về đào tạo con người mới: “học để biết; học để làm; học để chung sống; học để khẳng định”. Kiến thức giờ đây không còn bó hẹp trong các cuốn sách hay giáo trình mà đã được số hóa để tiện lợi hơn cho người dùng. Internet sẽ là nguồn kiến thức vô hạn để các em có thể học tập và nghiên cứu. Làm thế nào để các em có thể dành thời gian rảnh của mình để đọc những thông tin có ích, tìm kiếm thông tin bài học trước khi đến lớp? Việc truyền cảm hứng cho các em có lẽ bắt nguồn trước hết từ môi trường xung quanh – nơi mà các em được tiếp xúc hàng này, mà nhà trường và các thầy cô giáo góp phần không nhỏ cho niềm say mê học tập đó.

Để phù hợp với quan điểm giáo dục mới, việc nâng cao chất lượng dạy và học, việc cải tiến ph­ương pháp dạy học là một nhân tố đi liền không thể tách rời, bên cạnh việc bồi dư­ỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải đ­ược tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư­ duy, bồi dư­ỡng phương pháp tự học là con đ­ường phát triển tối ư­u của giáo dục.

địa lý

Hình ảnh minh họa

Địa lí là môn học mà đối tượng nghiên cứu là thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp kinh tế – xã hội xung quanh đời sống con người. Các hiện tượng tự nhiên và xã hội thay đổi theo thời gian và không gian, tuy nhiên các hiện tượng này gần gũi và tác động trực tiếp đến đời sống của mỗi người. Chính vì vậy cho học sinh tự nêu ra những nhu cầu hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh là nhân tố đầu tiên để khuyến khích các em tự học. Để làm được điều đó, cần trang bị cho học sinh năng lực quan sát, năng lực khái quát, năng lực sáng tạo và độc lập trong quá trình nghiên cứu những hiện tượng này. Điều này đặc biệt quan trọng với học sinh lớp 9, do các em có sự chuyển tiếp sang một giai đoạn mới đòi hỏi năng lực độc lập cao hơn. Chính vì vậy việc rèn giũa khả năng tự học ngay từ lớp 9 cho học sinh rất quan trọng đối với môn

địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung.

Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy khoảng cách trong tư duy giữa các thế hệ (giáo viên – học sinh) đã làm cho giáo viên chưa nhận ra những nhu cầu của học sinh khi học tập bộ môn Địa lí. Các kiến thức địa lí mà giáo viên cung cấp thường mang tính hàn lâm – khoa học, ít có sự gần gũi với học sinh. Hoặc nói cách khác, chưa trúng với nguyện vọng học tập của học sinh. Thêm vào đó, ở lứa tuổi 14, 15, các em đã có những tích lũy kiến thức thực tế nhất định, nhu cầu khẳng định bản thân, thể hiện bản thân rất lớn nên bên cạnh tìm ra các phương pháp học tập phù hợp. Việc sử dụng các kĩ thuật dạy học sao cho học sinh thể hiện tốt năng lực của mình. Giáo viên có thể nắm bắt nhu cầu, mong muốn học tập của học sinh là điều vô cùng cần thiết.

Các bài giảng có tính thực tế như Địa lí địa khu vực, địa lí địa phương,… cần được sử dụng một cách tiếp cận mới, có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cao hơn. Ở đó, học sinh được bày tỏ những kiến thức, quan điểm hay suy nghĩ của bản thân để hướng tới dạy học thật sự như tiêu chí đề ra của Bộ GD&ĐT là lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ là người đóng vai trò định hướng để học sinh tiếp thu kiến thức mới.

Mục tiêu giờ học Địa lí là tạo ra giờ học sôi động, lôi cuốn đối với học sinh, sử dụng những điều gần gũi với học sinh thay vì các kiến thức lí thuyết đôi khi hơi nhàm chán và không còn phù hợp với thực tế.

Có nhiều cách thức tự học, nhưng khái quát lại có hai cách thức tự học cơ bản là: tự học có hướng dẫn và tự học hoàn toàn. Để có kết quả học tốt thì tự học trước hết phải có sự hướng dẫn của thầy, qua đó tích luỹ kinh nghiệm tự học, sau đó tự học với sách, tự học không có thầy hướng dẫn.

Tự học có hướng dẫn: Người đóng vai trò hướng dẫn ở đây chính là người thầy.

Tự học với sách: Học với sách không có thầy bên cạnh cũng được hiểu là tự học. Với cách học này thì người học phải cố gắng suy nghĩ mà hiểu vấn đề và nếu cần tra cứu thêm những sách có liên quan, thậm chí là tra cứu thêm thêm từ Internet, đài, báo chí..Như vậy thời gian học lâu nhưng bù lại người học sẽ có thói quen động não nhiều và quen dần với tác phong làm việc độc lập với sách, đó là một năng lực cần thiết cho mọi người học tập suốt đời.

Tự học hoàn toàn là mức mà mọi người phải đạt được nếu muốn tự học suốt đời.

Như vậy trong hoạt động giảng dạy của nhà trường không thể thiếu vai trò của người giáo viên, tổ chức hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức …Tuy nhiên, yếu tố quyết định cho chất lượng học chính là yếu tố nội lực của người học – sự tự học. Do đó khi giảng dạy giáo viên phải chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh để các em làm chủ được khả năng tự học của bản thân.

Vũ Thị Linh – Gv tổ KHXH, trường THCS Nam Toàn