GIÁO DỤC NAM TRỰC – NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC

4

Phó thủ tướng Nguyễn Văn Ninh và Trung tướng Vũ Xuân Sinh

Gặp mặt Phòng GD&ĐT và Hội khuyến học huyện Nam Trực năm 2014

Ngày 20/11/2017 đang đến gần, năm nay toàn ngành kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017). Riêng với Nam Trực một miền quê hiếu học còn có niềm vui riêng, kỷ niệm lần thứ 6: Tuần lễ Văn hóa – Giáo dục. Nhìn lại chặng đường đã qua mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ngành luôn tự hào về các thành tích đã đạt được và cũng nghiêm túc nhìn nhận những thách thức ở phía trước đòi hỏi cần phải có quyết tâm cao và các giải pháp thiết thực để duy trì phát triển.

8

Tuần lễ Văn hóa – Giáo dục huyện được tổ chức vào tháng 11 hàng năm

Nam Trực là đơn vị duy nhất của cả nước có tuần lễ Văn hóa – Giáo dục

Những điểm nhấn về các hoạt động giáo dục của ngành trong những năm gần đây:

Một là: Nam Trực là huyện đi đầu toàn tỉnh về công tác sáp nhập các nhà trường. Hệ thống trường lớp ổn định, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân các xã, thị trấn. Từ chỗ nhiều trường học trên địa bàn toàn huyện phải học ghép trường, ghép lớp, đến nay, toàn huyện có 94 trường học, trong đó có 33 trường Mầm non, 33 trường Tiểu học, 22 trường trung học cơ sở, 06 trường THPT, 02 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm dạy nghề và 20 Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn. (Theo tinh tinh thần kết luận 01-KL/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực)

Hai là: Nam Trực cũng là huyện đầu tiên của tỉnh Nam Định thực hiện đề án quy hoạch mặt bằng chi tiết các cơ sở giáo dục theo lộ trình 2015-2020 và tầm nhìn cho những năm tiếp theo. Mỗi nhà trường đều có cơ cấu quy hoạch chi tiết theo diện tích đất được bổ sung cho công tác xây dựng chuẩn Quốc gia và các công trình trên mặt bằng chi tiết theo từng Modun để thực hiện đề án 01/ĐA-UBND của Ủy ban nhân dân huyện về tăng cường cơ sở vật chất các nhà trường.

Ba là: Ngành giáo dục Nam Trực luôn đi đầu trong công tác đổi mới quản lý, tiếp cận cái mới (Giáo dục STEM, từng bước tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục), tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên. Tăng cường quản lý giáo dục bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt là đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học tạo nên hiệu quả thực chất của quá trình giáo dục.

Bốn là: Về công tác phát triển phổ cập, là huyện đi đầu trong hoàn thành phổ cập Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS). Tháng 4/1991, được tỉnh công nhận đạt phổ cập Tiểu học; tháng 9/1998, huyện đầu tiên được tỉnh công nhận phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, góp phần đưa Nam Định là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên (Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh) đạt phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi. Tháng 10/1997, Nam Trực là một trong những huyện đầu tiên được công nhận đạt phổ cập THCS của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Năm 2013, huyện được công nhận chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non đối với trẻ 5 tuổi. Đến nay, chất lượng phổ cập Mầm non, Tiểu học, THCS của huyện luôn giữ vững và nâng lên; đang từng bước triển khai phổ cập giáo dục bậc trung học. Tỉ lệ huy động cháu trong độ tuổi nhà trẻ luôn đạt từ 55% đến 58%; cháu mẫu giáo ra lớp đạt từ 95% đến 98,5%; cháu 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt từ 99,8% đến 100%; học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT các loại hình trường lớp đạt 80% đến 82%. Hiện tại các tiêu chuẩn phổ cập duy trì ở mức độ cao và bền vững.

Năm là: Chất lượng giáo dục toàn diện của huyện luôn được duy trì, đảm bảo thực chất, vững chắc, đồng đều ở các cấp học bậc học. Nằm trong tốp dẫn đầu của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định với 7/10 tiêu chí dẫn đầu và điểm sáng của phong trào giáo dục cả nước. hàng năm có khoảng 99% đến 100% học sinh tốt nghiệp THCS trong đó có 80% đến 85% học lên THPT, lực lượng còn lại đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Nhiều năm liền, chất lượng học sinh dự thi vào các trường Cao đẳng và Đại học được xếp thứ hạng cao của toàn quốc góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục Tỉnh Nam Định.

Sáu là: Chất lượng học sinh giỏi là truyền thống, thế mạnh của huyện Nam Trực. Trường THCS Nguyễn Hiền, THCS Nam Hồng, THCS Điền Xá, THPT Lý Tự Trọng, THPT Nam Trực là những đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong việc duy trì chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi của huyện. Chỉ tính riêng với trường THCS Nguyễn Hiền ( Đơn vị xây dựng chất lượng cáo của huyện): Hàng năm học sinh đạt hạnh kiểm Tốt và Khá hơn 99%, học lực giỏi từ 50 đến 70%; HS lớp 9 đỗ vào THPT công lập từ 96 đến 98 % trong đó có 25 đến 35% đỗ THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định. Đoàn học sinh giỏi lớp 9 của huyện, 10 năm gần đây từ năm 2007 đến năm học 2017 có 6 năm đạt giải nhất, 5 năm đạt giải nhì toàn tỉnh (2007, 2010, 2012, 2013, 2014), có 37 HS đạt giải Quốc gia, hơn 1000 HS đạt giải cấp tỉnh, trong đó  67 HS đạt giải nhất tỉnh, 710 HS thi đỗ vào THPT chuyên Lê Hồng Phong và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tính riêng năm học 2016-2017: Kỳ thi Violimpic Tiếng Anh có 20 học sinh đạt giải cấp Quốc gia. Học sinh giỏi cấp tỉnh có 139 HS giải (13 giải Nhất, 39 giải Nhì, 50 giải Ba, 37 giải Khuyến khích). Toàn đoàn đạt giải nhất tỉnh. Thi giải Toán bằng tiếng Anh HOMC Hà Nội mở rộng có 3 học sinh đạt giải, thi Toán học Hoa Kỳ – AMC có 4 Huy chương vàng, 4 Huy chương bạc và 4 Huy chương đồng. Toàn huyện có 101 học sinh thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh và 2 học sinh thi đỗ vào truồng THPT chuyên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ phong trào học tập vươn lên lập nghiệp của huyện Nam Trực, các thế hệ học sinh đã tiếp tục học lên và trưởng thành, là những nhà lãnh đạo trong tổ chức Đảng và chính quyền các cấp; nhà quản lý kinh tế, sỹ quan quân đội, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân khoa học, thầy cô giáo giỏi đang công tác trên  mọi miền của Tổ quốc… Ngành Giáo dục và Đào tạo nhiều năm là đơn vị tiên tiến xuất sắc, đứng trong tốp dẫn đầu tỉnh, được Nhà nước tặng 3 Huân chương Lao động: hạng Ba năm 1984, hạng Nhì năm 1996, hạng Nhất năm 2001. Nhiều Huân chương Lao động, bằng lao động sáng tạo, cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen, Giấy khen cho các cá nhân, tập thể. Có 11 thầy giáo, cô giáo đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 2005, trường THCS Nam Hồng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Năm 2014 Trường THCS Nguyễn Hiền được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì.

image001

.

9

.

1

.

11

.

DSC_9840

.

1 (1)

.

TH NAM HÙNG.

3

.

1 (2)

.

Exif_JPEG_420

Nam Phúc 4

.

Môi-trường-học-tập-an-toàn-trong-lớp-trường-mầm-non-Nam-Long-Nam-Trực

2. Những thách thức mới của sự nghiệp giáo dục Nam Trực:

Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục còn nhiều bất cập về năng lực quản lý, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng tốt với vai trò quản lý và thực hiện chức năng nhiệm vụ theo vị trí việc làm và tiếp cận với sự thay đổi không ngừng trong công tác quản lý giáo dục theo hướng hiện đại hóa.

Thứ hai: Đội ngũ giáo viên chưa thực sự mạnh về chuyên môn nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp để tiếp cận với công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục trong đó đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế làm cho một bộ phận giáo viên không đủ tự tin để tổ chức các hoạt động dạy và học theo hướng mới, đặc biệt là những vấn đề tích hợp các môn học hoặc vấn đề dạy học các dự án hướng tới sự tích cực của học sinh.

Thứ ba: Nguồn ngân sách địa phương giành cho giáo dục chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới. Hệ thống các cơ sở hạ tầng và các cơ cấu công trình phục vụ cho công tác giáo dục ở các địa phương mặc dù được quan tâm nhưng vẫn đang xuống cấp. Công tác xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành.

Thứ tư: Hệ thống trang thiết bị, thực hành thí nghiệm đã cũ và chậm được bổ sung do nguồn kinh phí thấp làm ảnh hưởng tới chất lượng các giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của giáo viên và học sinh.

Thứ năm: Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển không ngừng tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân trong huyện nhưng cũng tạo ra sự thay đổi về nhận thức về giáo dục của phụ huynh và học sinh. Công tác quản lý con em học tập và rèn luyện không đuợc thường xuyên liên tục, ý chí vượt khó vươn lên, học cao, bay xa không thực sự là nhu cầu thiết thực của nhiều gia đình và học sinh.

Thứ sáu: Việc giải quyết các vấn đề giáo dục sau khi sáp nhập các nhà trường và luân chuyển cán bộ quản lý đòi hỏi có thời gian và giải pháp hữu hiệu để ổn định phong trào ở từng cơ sở và xây dựng môi trường giáo dục trong toàn ngành.

THCS NGiang4

TH Nam Đào 2.

.

TH Nam Đòa 3

3. Những định hướng cơ bản của ngành GD&ĐT Nam Trực nhằm phát triển phong trào giáo dục của huyện nên một tầm cao mới:

Nhiệm vụ thứ nhất là: Thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp về phát triển giáo dục, chú trọng thực hiện kết luận cố 01-KL/HU của Ban chấp hành huyện ủy Nam Trực về phát triển Giáo dục Đào tạo Nam Trực giai đoạn 2015-2020 trong đó tập trung vào 4 nội dung cơ bản:

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai toàn diện các nội dung của Nghị quyết số 17-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXIV tạo sự chủ động, tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương và mỗi nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân tạo ra sự đồng thuận cao để phát triển sự nghiệp giáo dục.

2. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất giáo dục trong các nhà trường, gắn liền với xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

3. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ .

4. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, sự đồng đều giữa các nhà trường, bậc học; tiếp tục xây dựng trường chất lượng cao, giữ vững thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi.

Nhiệm vụ thứ hai là: Đẩy mạnh việc thực hiện đề án số 01-ĐA/UBND về tăng cường cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn huyện.

Nhiệm vụ thứ ba là: Thực hiện đồng bộ theo 9 mục tiêu và 5 giải pháp của Bộ giáo dục và Đào tạo để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện.

Nhiệm vụ thứ tư là: Tiếp tục việc giải quyết các bất cập phát sinh sau khi thực hiện công tác sáp nhập các trường THCS và việc luân chuyển cán bộ quản lý để đưa các nhà trường về học tập theo một khu đồng thời ổn định kỷ cương và duy trì nề nếp trong từng nhà trường, xây dựng các phong trào thi đua toàn ngành để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Nhiệm vụ thứ năm là: Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các nhà trường để chuẩn bị các điều kiện cho việc thay sách giáo khoa cũng như đổi mới chương trình giáo dục theo lộ trình tổng thể của Bộ GD&ĐT.

Nhiệm vụ thứ sáu là: Tiếp cận các tư tưởng giáo dục mới, hiện đại theo mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, tăng cường giao lưu học tập các mô hình tiên tiến, các phương pháp giáo dục phát huy tiểm năng và sức sáng tạo của người học. Đổi mới công tác quản lý theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện tốt việc tuyên truyền giáo dục, thi đua khen thưởng, nhân rộng điển hình và tấm gương người tốt việc tốt để xây dựng môi trường giáo dục tốt hơn, hiệu quả hơn.

6

.

7

.

Phát huy truyền thống hiếu học trọng thầy của quê hương. Xác định rõ những thành tựu đạt được cũng như những thách thức trên, toàn ngành đang đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng kế hoạch để phát triển phong trào giáo dục của huyện lên một tầm cao mới, ổn định, bền vững để đáp ứng với những yêu cầu của công cuộc “đổi mới căn bản và toàn diện” sự nghiệp giáo dục, xứng đáng với niềm tin của toàn Đảng, toàn dân. Hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu Nông thôn mới của huyện Nam Trực.

Ban tuyên truyền Đảng bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo