Giới thiệu

      Huyện Nam Trực nằm ở cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, phía Bắc giáp với thành phố Nam Định; phía Đông giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) lấy sông Hồng làm ranh giới; phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng; phía Nam giáp với huyện Trực Ninh. Huyện có diện tích tự nhiên 161,7 km2. Dân số (năm 2013) là 193,18 nghìn người, Mật độ dân số bình quân 1.195 người/km2 gồm 19 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện.

      Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực nằm trên địa bàn xã Nam Dương, huyện Nam Trực, thuộc trục đường Quốc lộ 55 theo chiều từ thành phố Nam Định đi huyện Nghĩa Hưng, cách trụ sở UBND huyện  500m về phía Nam; là cơ quan quản lý giáo dục với 81 cơ sở giáo dục trực thuộc bao gồm: 20 trường Mầm non, 20 trường Tiểu học, 21 trường THCS và 20 Trung tâm học tập cộng đồng nằm trên 19 xã và 1 thị trấn.

      Từ ngàn xưa, nhân dân Nam Trực đã có truyền thống hiếu học. Trong các khóa thi do các triều đại phong kiến tổ chức, Nam Trực website that writes papers for you có 18 người đạt học vị tiến sỹ (trong khi cả tỉnh có 62 người đỗ tiến sỹ và phó bảng), 3 trong tổng số 5 trạng nguyên của tỉnh Nam Định là người Nam Trực đó là: Trạng Nguyên Vũ Tuấn Chiêu thuộc làng Xuân Lôi – xã Nam Hùng. Ông đỗ đầu trong số ba đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (tức trạng nguyên) khoa thi Hồng Đức năm thứ 6 (năm 1475) khi đó ông đã 50 tuổi. Riêng làng Cổ Chử có Trần Văn Bảo đỗ trạng nguyên, con là Trần Đình Huyên đỗ tiến sỹ. Đặc biệt, ở đời nhà Trần, Nguyễn Hiền quê ở làng Dương A (xã Nam Thắng) đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi – trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

      Được sự quan tâm của Đảng chính quyền các cấp, sự chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực đã phát triển ở một tầm cao và bền vững; trở thành điểm sáng của phong trào Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định. Đơn vị đạt danh hiệu Tiên tiến xuất sắc nhiều năm liên tục trong tốp đầu của tỉnh; Với nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và nhà nước trao tặng (Huân chương lao động Hạng Nhì năm 1986, nhiều Cờ và Bằng  khen của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND Tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hàng năm, có khoảng 15 tập thể các cơ sở giáo dục đạt danh Tập thể lao động xuất sắc. Từ năm 2005 đến năm 2016 có 1 cơ sở giáo dục đạt danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (trường THCS Nam Hồng), 1 cơ sở đạt Huân chương lao động hạng Nhì (trường THCS Nguyễn Hiền), 2 đơn vị đạt Cờ Thi xuất sắc của Thủ Tướng Chính Phủ (trường THCS Nguyễn Hiền, trường Mầm non Nam Mỹ), 7 Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, 46 bằng khen của Bộ Giáo Dục – Đào tạo, của UBND Tỉnh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho các Tập thể nhà trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.

      Trải dài theo lịch sử, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực đã đóng góp cho đất nước nhiều hiền tài, những nhà khoa học, những kỹ sư, bác sĩ, các doanh nhân, các sĩ quan quân đội, nhiều lực lượng lao động chất lượng cao,… cho quê hương đất nước, góp phần tô thắm và làm rạng rỡ truyền thống hiếu học của quê hương. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, những thế hệ học sinh Nam Trực khi trưởng thành đang gắng sức dựng xây, góp phần không nhỏ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra, xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần làm cho quê hương Nam Trực ngày càng văn minh, giàu đẹp.

============================================

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

        I. Vị trí và chức năng:

       Phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Trực là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nam Trực, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện.

       Phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Trực chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.   

       II. Nhiệm vụ, quyền hạn:

       1. Trình UBND huyện ban hành các Quyết định, Chỉ thị về quản lý lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện Nam Trực, chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. 

       2. Trình UBND huyện chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, dự án phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện. 

       3. Trình UBND huyện quyết định về phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền quản lý giáo dục và đào tạo cho UBND các xã và Thị trấn, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo quy định của pháp luật. 

       4. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục và đào tạo. 

       5. Về quản lý trường học:

     5.1. Trình UBND huyện quy hoạch mạng lưới các trường học trên địa bàn theo phân cấp của UBND huyện.   

     5.2. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và phát huy quyền tự chủ hoạt động của các trường học theo quy định của pháp luật và theo sự uỷ quyền của UBND huyện. 

     5.3. Trình UBND huyện ban hành các quy định về thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã và Thị trấn triển khai thực hiện sau khi đã ban hành. 

     5.4. Chỉ đạo công tác tuyển sinh đầu cấp với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Kiểm tra đánh giá, đề nghị xét duyệt, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 

     5.5. Quản lý, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung kế hoạch và các hoạt động giáo dục đối với các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo của UBND huyện phân cấp uỷ quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý theo điều lệ, quy chế, tiêu chuẩn, định mức và các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

       6. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo ở địa phương theo phân cấp của UBND huyện. 

       7. Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế. 

       8. Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm của huyện gửi Phòng Tài chính, lập dự toán chi các chương trình, mục tiêu theo quy định của pháp luật. Sau khi được UBND Huyện giao dự toán ngân sách, phối hợp với Phòng Tài chính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

       9. Trình UBND huyện về chương trình, biện pháp và tổ chức cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn; giúp UBND huyện chỉ đạo thực hiện xã hội hoá hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật. 

       10. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.

       11. Chủ trì, phối hợp với các Phòng, Ban và UBND các xã Thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn. 

       12. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ trong các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý. 

       13. Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện. 

      14. Trình UBND huyện ban hành các quy định về bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học, công tác phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị, thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định đó sau khi đã ban hành. 

       15. Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện cũng như hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. 

       16. Kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật. 

       17. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo. 

       18. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo thuộc địa phương quản lý. 

       19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện. 

       20. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.