HUYỆN NAM TRỰC TỔNG KẾT 5 NĂM VIỆC TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 281/QĐ – TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

         Ngày 28 tháng 12 năm 2019, tại hội trường Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, Ban chỉ đạo cấp huyện đã tổng kết 5 năm thực hiện công văn số 390/UBND-VP7 ngày 4/11/2019 và công văn số 735/UBND-VP ngày 20/11/2019 của UBND huyện Hướng dẫn tổng kết 5 năm triển khai đại trà các mô hình học tập ở cơ sở theo Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ.

          Về dự hội nghị có ông Nguyễn Phú Hậu – Ủy viên trung ương hội khuyến học Việt Nam – Chủ tịch hội khuyến học tỉnh Nam Định, ông Trần Lương Bằng – Phó chủ tịch hội khuyến học tỉnh Nam Định cùng các vị đại biểu đại diện cho hội khuyến học tỉnh Nam Định. Về phía Huyện ủy – UBND huyện Nam Trực có ông Lê Quang Huy – Phó bí thư thường trực HU – Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, ông Lưu Quang Tuyển – Thường vụ Huyện ủy –  Phó chủ tịch thường trực HĐND huyện, ông Trần Xuân Sang – Huyện ủy viên – Phó chủ tịch HĐND huyện, ông vũ Tiến Duật – Huyện ủy viên – Phó chủ tịch UBND huyện, ông Đoàn Quang Vụ – Huyện ủy viên – Trưởng phòng GD&ĐT huyện cùng các vị đại biểu đại diện cho các phòng, ban, ngành của huyện Nam Trực.

        Về phía Hội Khuyến học huyện Nam Trực có ông Đặng Văn Châu – Chủ tịch, cùng các thành viên trong Ban chấp hành Hội Khuyến học huyện Nam Trực, đại diện các đơn vị cơ sở, các dòng họ, các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc triển khai Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.

IMG_1878

       .

IMG_1872

(Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện đề án theo Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ)

      Hội nghị đã thông qua 2 báo cáo về tổng kết 5 năm triển khai thực hiện nội dung đề án và tổng kết công tác khuyến học khuyến tài năm 2019. Riêng về thực hiện đề án, báo cáo đã nêu rõ những công việc ban chỉ đạo đã triển khai thực hiện từ năm 2014 đến năm 2019, cụ thể:

          Thứ nhất, việc xây dựng các và triển khai các văn bản:

        Huyện ủy đã tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy Đảng thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TƯ ngày 27/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy về việc “Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị. UBND huyện có 5 văn bản chỉ đạo tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 53/KH- UBND ngày 10/7/2013 về việc thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”. Ngày 01/3/2016 UBND Huyện có Công văn số 76/UBND-VP7 về việc “Triển khai trong toàn huyện các mô hình học tập để xây dựng xã hội học tập” ngày 06/12/2016, có Quyết định số 780/QĐ-UBND và ngày 31/12/2013, có Quyết định số 701/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập huyện Nam Trực giai đoạn 2013-2020; Ngày 20/11/2019 có Công văn số 735/UBND-VP về việc “Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”. Đầu năm 2016, ngày 22/3 Hội Khuyến học huyện có kế hoạch số 02 thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn Hội Khuyến học xã, thị trấn đánh giá kết quả 2 năm thí điểm các mô hình học tập, triển khai đại trà các mô hình học tập, tham mưu với các cấp chính quyền kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng XHHT ở cơ sở. Ngày 14/3/2018, Phòng GD&ĐT có công văn số 55/GDĐT-GDTX triển khai thực hiện Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã của Bộ GD&ĐT (Thông tư 44) trên toàn huyện  từ 18/3 đến 24/4/2016 và UBND huyện đã có công văn chỉ dạo các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng XHHT, triển khai đại trà các mô hình học tập. Hàng năm huyện ra quyết định thành lập đoàn khảo sát, đánh giá, công nhận các mô hình học tập ở địa phương.

           Thứ hai, Việc phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể.

         Với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo triển khai, tổ chức tập huấn, kiểm tra đánh giá góp phần thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn của Quyết định 281, Thông tư số 44; Quyết định số 448/QĐ-KHVN ngày 01/12/2015 của Hội KHVN ban hành “Bộ tiêu chí và Hướng dẫn tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập” (GĐHT), “Dòng học học tập” (DHHT), “Cộng đồng học tập” (CĐHT) cấp thôn/làng/bản/ấp/tổ dân phố hoặc tương đương và “Đơn vị học tập” (ĐVHT) ở cơ sở thuộc xã quản lý; Công văn số 6782/BGD ĐT-GDTX ngày 29/12/2015 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu “GĐHT”, “DHHT”, “CĐHT” và ĐVHT”. Hàng năm phối hợp kiểm tra đánh giá Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Kết quả có 85% trung tâm xếp loại khá, tốt, không có trung tâm yếu, kém; Phối hợp tuyên truyền và tổ chức “Tuần lễ học tập suốt đời”

       Với Phòng Lao động thương binh và xã hội: Phối hợp triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 đến 2020”, Hội Khuyến học các cấp đã tuyên truyền, vận động lao động nông thôn học nghề tại các cơ sở dạy nghề, TT GDTX của huyện và TT HTCD xã, thị trấn. Kết quả tổng hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2015 – 2019 đã tổ chức 183 lớp với 7340 học viện trong đó nghề nông có 5580 người, nghề phi nông nghiệp 1760 người. Trong đó năm 2019 đào tạo 2110 người, nhóm nông nghiệp 720 người, nhóm phi nông nghiệp 920 người. Tỷ lệ lao động qua học nghề có việc làm, thu nhập ổn định đạt trên 80%. Tổng hợp của Phòng GD & ĐT đến năm 2019 đã có 19.286 lượt người tham gia học tập tại các TT HTCĐ, trong đó có quá nửa số người học nghề, cập nhật kiến thức, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, số còn lại học về các chuyên đề văn hóa, xã hội khác.

       Với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: Phối hợp trong triển khai chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi, đưa các dự án phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, cây hoa, cây cảnh, … xuống cơ sở như rau sạch ở xã Nam Dương, Nam Hùng, Hoa cây cảnh xã Điền Xá, Nam Mỹ, Nam Thắng.

       Với Liên đoàn lao động huyện: Phối hợp triển khai Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến 2020”. Kết quả 100% số công nhân lao động tại các khu công nghiệp có trình độ trung học phổ thông hoặc tương đương ở các ngành nghề mũi nhọn có 70% số công nhân lao động có tay nghề cao.

       Với Huyện đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân,… thực hiện Quyết định 281 và kế hoạch 53/KH-UBND chỉ đạo các cấp Hội cơ sở vận động xây dựng quỹ khuyến học, khuyến khích con em hội viên học tập tốt như: Hội phụ nữ xây dựng quỹ khuyến học “Hoàng Ngân”, “ Hội Cựu chiến binh huyện xây dựng quỹ khuyến học “Vòng tay đồng đội” đồng thời vận động hội viên tham gia phong trào học tập suốt đời, đã mở 97 lớp học nghề và tập huấn cho hội viên. Phong trào học tập suốt đời còn góp phần duy trì kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức các cấp, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

          Thứ ba, về công tác tuyên truyền:

      Hội Khuyến học huyện thường xuyên phối hợp với Đài phát thanh truyền hình, Báo Nam Định đưa tin về các hoạt động khuyến học trong toàn huyện mở chuyên mục “Xây dựng xã hội học tập” với các phóng sự về dòng họ, thôn làng, xứ họ Đạo…, như phóng sự trên truyền hình VTV7, đài truyền hình tỉnh, báo hội người cao tuổi, báo Nam Định, báo khuyến học dân trí kêu gọi bạn đọc ủng hộ các gia đình học sinh khó khăn. Đặc biệt cuốn kỷ yếu kỉ niệm 20 năm tái lập huyện. Nam Trực một chặng đường phát triển, có đăng bài truyền thống hiếu học và phong trào hiếu học ngày nay. Có phong trào khuyến học tiêu biểu, đồng thời chỉ đạo các đơn vị cơ sở đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Hàng năm, mỗi xã, thị trấn có hàng trăm bài viết về công tác khuyến học, khuyến tài, tấm gương gia đình, dòng họ, cộng đồng thôn/làng. Tổ dân phố học tập tiêu biểu được tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã. Hội khuyến học huyện tham gia viết bài gửi Tỉnh Hội ra thông tin khuyến học, mỗi số từ 5 đến 10 bài, nội dung gồm: Kết quả hoạt động khuyến học của các cấp Hội, những điển hình trong phong trào khuyến học.

          Thứ tư, công tác bồi dưỡng tập huấn, hội thảo:

       Ngày 06/5/2015: Huyên hội tổ chức cho cán bộ Hội đi dự lớp tập huấn với nội dung “ Xây dựng mô hình dòng họ học tập, góp phần xây dựng XHHT ở cơ sở” với sự tham gia của lãnh đạo và đại diện dòng họ tiêu biểu của Hội Khuyến học các xã, thị trấn. Ngày 14 tháng 5 dự lớp học do Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn Giám đốc các Trung tâm HTCĐ toàn tỉnh, huyện có 4 Chủ tịch Hội Khuyến học các xã kiêm phó giám đốc tiêu biểu được Sở GD & ĐT khen thưởng.

      Thực hiện Thông tư 44, Quyết định số 448/QĐ-KHVN. Trên cơ sở tập huấn của Tỉnh, Phòng GD-ĐT kết hợp với Hội Khuyến học huyện tổ chức tập huấn tới các đơn vị cơ sở.  Ngày 15/5/2016, huyện Hội tổ chức hội nghị “Tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển quỹ khuyến học 2006-2016”. Hội nghị đã tạo động lực thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT. Ngày 16/4/2017 tổ chức cho Thường trực, Chủ tịch Hội Khuyến học xã, thị trấn đi dự lớp tập về cách thức tổ chức đăng ký, kiểm tra, đánh giá, công nhận các mô hình học tập trong đó chú trọng mô hình “Cộng đồng học tập” cấp xã, trao đổi kinh nghiệm thực tế kết quả đánh giá “Cộng đồng học tập”. Ngày 24/5/2018, tham dự tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm TT HTCĐ do GD&ĐT tổ chức có sự hỗ trợ của Vụ GDTX và Viện XHHT; Ngày 14/8/2019, dư tập huấn cho 20 đ/c Hội Khuyến học xã, thị trấn, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện về nội dung trên, và báo cáo tóm tắt sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 281. Sau tập huấn của tỉnh, các đơn vị triển khai tập huấn tới cán bộ khuyến học cơ sở.

      Riêng năm 2017, TW Hội KHVN về dự 2 cuộc hội thảo, thăm và khảo sát 3 đơn vị cơ sở tại tỉnh Nam Định trong đó có xã Nam Hồng, huyện Nam Trực.

          Thứ năm, kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận danh hiệu:

       Từ năm 2015 đến nay, Hội Khuyến học Huyện đã xây dựng kế hoạch và hướng dẫn Hội Khuyến học các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, đánh giá, công nhận danh hiệu các mô hình học tập ở cơ sở với phương châm đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở cơ sở “Tự kiểm tra, tự đánh giá” là chủ yếu, đồng thời coi trọng việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên. Trong 5 năm qua, Hội Khuyến học huyện tổ chức 5 đợt kiểm tra rà soát việc thực hiện đề án. Số đơn vị được kiểm tra 10 xã, thị trấn. Hàng năm đón đoàn của Hội Khuyến học tỉnh và các huyện tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị trên địa bàn, trung bình mỗi năm 2 xã, thị trấn được khảo sát, kiểm tra.

          Thứ sáu, Công tác thi đua, khen thưởng:

       Để kịp thời động viên những điển hình mới trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, hàng năm Huyện Hội đều hướng dẫn các đơn vị làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Trong 5 năm qua, Hội Khuyến học vinh dự được đón nhận: 4 Cờ thi đua xuất sắc của TW Hội KHVN thưởng cho Huyện hội và Hội cơ sở 33 bằng khen cho tập thể, cá nhân, 24 kỷ niệm chương, 2 Bằng khen của UBND Tỉnh thưởng cho 02 tập thể. Huyện ủy, UBND các huyện đã tặng 21 bức trướng khuyến học cho các dòng họ, giấy khen cho 29 các tập thể, cá nhân. Hội Khuyến học huyện khen 210 tập thể và cá nhân. UBND các xã TT tặng giấy khen cho 672 tập thể và cá nhân

          Thứ bẩy, Về kinh phí thực hiện:

          Cho đến nay kinh phí triển khai Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như tổ chức khảo sát, kiểm tra đánh giá, công nhận các mô hình học tập đã được UBND Huyện hỗ trợ.

           Hội nghị cũng đánh giá và ghi nhận các kết quả đã đạt được trong 5 năm qua, khi triển khai đề án trên diện rộng toàn huyện đó là:

        Việc đăng ký phấn đấu các mô hình học tập năm sau đều tăng so với năm trước. Số gia đình đăng ký gia đình học tập (GĐHT) so với 2016 đạt 68,8%. Tương tự số dòng học học tập ( DHHT) đạt 89,5%; số thôn, làng đạt 80,4%, số đơn vị đạt 76%. Năm 2016 có 50% số xã, thị trấn đăng ký đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã, đến năm 2019, 100% các đơn vị đã đăng ký. Số gia đình được công nhận “GĐHT” năm 2016 đạt tỷ lệ 24,2% so với tổng số gia đình trong huyện. Năm 2017: 56,9%, năm 2018: 60,4%, năm 2019: 62,3%. Đơn vị có tỷ lệ GĐ được công nhận GĐHT so với số đăng ký vượt chỉ tiêu là: Hội Khuyến học xã Nam Thắng 87%, Nam Dương 88%, Nam Thanh 86%, Nam Lợi 78%, Bình Minh 72%, Điền Xá 71%, Tân Thịnh 71%, Nam Tiến 66%, Đồng Sơn 65%, còn lại 9 xã còn thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn huyện. Số dòng họ học tập: Toàn huyện có 498/556 dòng họ đăng ký bằng 89,5 % (năm 2018 có  82,3%), trong đó có 394 dòng họ được công nhận DHHT, đạt tỷ lệ 79,1% (năm 2018 : 63,3%) toàn tỉnh 75,8%. Đơn vị có tỷ lệ dòng họ được công nhận DHHT cao hơn tỷ lệ chung toàn huyện: xã Nam Hùng 80%, Nam Toàn 82,3%, Nam Tiến 85%, Nam Dương 67,4%, Nam Thanh 70%, Nam Hải 66,6% còn 14 xã mỗi xã đạt dưới 55%. Những dòng họ tiêu biểu mới: Họ Đỗ Đình, Phạm Văn Điền Xá; họ Ngô, Nguyễn Nam Hồng; họ Phạm đại tộc, Phạm Nam Hùng; họ Vũ Đình, Đoàn Văn TT Nam Giang; họ Phạm văn thôn Lạc Na, họ Tô, Lê Hồng Quang; họ Phan Đắc xã Nghĩa An; họ Đoàn Đại, Nguyễn, Vũ Đình xã Bình Minh; họ Vũ, Trần Nam Dương; Họ Lê, Đào, Phạn xã Nam Thanh; họ Vũ, Bùi, Trần Nam Lợi; họ Vũ, Hà Nam Hải; họ Vũ, Đoàn, Cao, Phùng Nam Cường. Số cộng đồng thôn/làng/tổ dân phố được công nhận “CĐHT” năm 2016 đạt tỷ lệ 43% so với số cộng đồng trong huyện. Năm 2017, 45,1%; năm 2018: 55,1%. Năm 2019 đạt 77%. Đơn vị có “cộng đồng học tập” ( CĐHT) được công nhận cao so với tỷ lệ chung là: Hội Khuyến học xã Nam Mỹ 89%, xã Nam Thắng 82%, xã Nam Lợi 85%, xã Đồng Sơn 80%, xã Tân Thịnh 75%, xã Nam Thanh 65%, còn 14 xã tỷ lệ thấp dưới 55%. Những thôn/làng/TDP tiêu biểu mới Thôn Thanh Khê xã Nam Cường; Xóm Chiền xã Hồng Quang; Tổ dân phố 15, 26, 17 TT Nam Giang; Hồng Long, Phú Bình Nam Hồng; Tây Hành Quần Bình Minh; thôn Chiền, Thôn 3,4,8 Nam Dương; Thôn Lạc Thiên Nam Thái; Phú Cường, Tương Nam Nam Thanh; Xóm 7 Nam Hải. Số đơn vị được công nhận “Đơn vị học tập” ( ĐVHT) năm 2016 đạt tỷ lệ 61,8% so với tổng số đơn vị, năm 2017: 80%; năm 2018: 84%. Năm 2019 đạt 86%. Đơn vị có tỷ lệ ĐVHT được công nhận vượt chỉ tiêu là: Nam Lợi, Nam Hùng, Bình Minh, Nam Dương, Nam Cường, Nam Tiến, Nam Thắng, Nam Mỹ, Điền Xá, Nam Thanh, Nam Thái đạt tỷ lệ 100%, các xã còn lại đạt dưới 60%. Những đơn vị tiêu biểu mới: Trường THCS Nguyễn Hiền, THCS Nam Cường, THPT Nam Trực, THPT Lý Tự Trọng, THCS Điền Xá,THCS Nam Hồng, TH Nam Tiến, TH Nam Đào, TH Nam Hùng, MN Nam Dương.  Số “CĐHT” cấp xã năm 2016 đạt 50% so với tổng số xã/thị trấn trong huyện năm 2017: 64%; năm 2018: 78,3%. Năm 2019 đạt 90%. Đơn vị có tỷ lệ CĐHT cấp xã đạt chỉ tiêu: Nam Tiến, Nam Hồng, Nam Thanh, Nam Cường, Nam Hùng, Nam Thắng, Nam Dương, Nam Lợi, Nam Hải. Số Trung tâm HTCĐ năm 2016 hoạt động có hiệu quả là 11 trung tâm đạt 55% so với tổng số 20 trung tâm. Năm 2017 có 15 Trung tâm đạt 75%. Năm 2018 có 17 đạt 90%, năm 2019 đạt 95% số trung tâm xếp loại hoạt động đạt yêu cầu, trong đó có 18 xếp loại tốt và khá 2 Trung tâm.

          Hội nghị cũng nghiêm túc đánh giá tác động và hiệu quả quá trình thực hiện đề án:

        Việc triển khai thực hiện Quyết định 281 đã nâng cao nhận thức về vai trò của công tác khuyến học ở tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các tầng lớp nhân dân về vai trò của việc học tập để xây dựng XHHT. Nếu như trước đây nhận thức về công tác khuyến học chỉ là khuyến khích hỗ trợ việc học với những tiêu chí khuyến khích trong “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng khuyến học”, “Đơn vị khuyến học” thì nay đã nâng lên tầm nhận thức mới với những tiêu chí học tập của “GĐHT”, “DHHT”, “CĐHT”, “ĐVHT” để tiến tới xây dựng một xã hội học tập từ cơ sở đến cả nước.

        Phong trào học tập suốt đời đã có tác động tới người lớn, việc học đã trở thành nhu cầu, người dân tham gia các lớp học cộng đồng nhiều hơn, thúc đẩy các trung tâm HTCĐ hoạt động ngày càng hiệu quả nhất là triển khai Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến 2020” và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

       Phong trào học tập đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Từ việc phát huy các nghề truyền thống ở địa phương, ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất đến mở mang ngành nghề mới đã tạo nên sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới/đô thị văn minh ở Nam Trực năm 2019 có 20/20 xã, thị trấn (100%) được Tỉnh công nhận huyện đạt nông thôn mới. Tháng 8 năm 2019 Huyện được chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

       Thực hiện Quyết định 281/QĐ -Ttg của Thủ tướng Chính phủ đã thúc đẩy sự phát triển hội khuyến học các cấp cả về số và chất lượng, thể hiện:

      Tổ chức hội tiếp tục phát triển ngày càng sâu rộng trong dòng họ, cộng đồng, đơn vị, nhà chùa, xứ họ Đạo, doanh nghiệp… Tổ chức Hội Khuyến học toàn huyện hiện có 20 hội. Số hội viên năm 2019 đạt tỷ lệ 32,2% so với dân số toàn huyện. Các gia đình, dòng họ, cộng đồng, thôn/làng/TDP, đơn vị đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu học tập ngày càng tăng .

       Quỹ khuyến học tăng mạnh, tổng quỹ huy động trong 5 năm đã khen thưởng và trao học bổng 4 479 800 000 đồng. Trong đó khen thưởng cho 64 374 lượt giáo viên và học sinh với số tiền 3 209 100 000 đồng, trao tặng học bổng cho 1730 học sinh với giá trị 1 270 triệu đồng. Trong đó tỉnh hội cấp 573 suất học bổng trị giá 583 triệu đồng. Quỹ toàn huyện năm 2019 là 19 645,8 triệu đồng, bình quân 107.212 đồng/người dân. Riêng hội khuyến học huyện, năm 2016 huy động được 950 triệu đồng, năm 2017: 120 triệu đồng; năm 2018: 50 triệu đồng. Năm 2019 hội đã tham mưu cho Huyện ủy UBND Huyện cho phép phát động xây dựng quỹ đợt 1 đã có 98 tập thể và cá nhân ủng hộ quỹ hội với số tiền trên 300 triệu đồng. Đến tháng 12 năm 2019 có tổng quỹ là 1 430 triệu đồng. Tổng 5 năm đã trao học bổng, khen thưởng và chi cho hoạt động của Hội là 430 triệu đồng, trong đó trao học bổng và khen thưởng 305 triệu đồng. Hiện nay số dư quỹ khuyến học huyện là 1 tỷ đồng. Cho đến nay hầu hết các tổ chức khuyến học đều có quỹ, đặc biệt năm 2019 toàn huyện có 33 đơn vị có quỹ từ 100 triệu đồng đến 4 tỷ đồng (họ Phạm xã Nam Thanh có quỹ 4 tỷ đồng), 7 xã, thị trấn có quỹ từ 100 triệu đồng đến hơn 1.600 triệu đồng (xã Nam Tiến: 1.600 triệu đồng) có 5 Chi hội có quỹ từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Năm 2016 chỉ có 4 đơn vị có quỹ từ 100 triệu đồng trở lên

      Triển khai Quyết định 281/QĐ -Ttg và những kết quả của công tác khuyến học trong những năm qua đã nâng vị thế của Hội Khuyến học trong hệ thống các tổ chức hội ở địa phương, đặc biệt trong nhân dân trong huyện. Hội Khuyến học thực sự giữ vai trò nòng cột trong phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ở mỗi cơ sở và toàn huyện.

          Nhìn lại quá trình 5 năm thực hiện đề án, ban chỉ đạo đã rút ra một số bài học để tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo:

          Một là, Triển khai thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg trong điều kiện huyện có truyền thống hiếu học, khuyến học, khuyến tài, phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, thôn/làng khuyến học, đơn vị khuyến học đã tạo nền tảng để xây dựng XHHT.

          Hai là, phong trào học tập suốt đời phải được nhân dân hưởng ứng và nhận thức đúng, chỉ có học mới giúp xóa đói giảm nghèo. Trước đây chỉ đầu tư cho con em học thì nay người lớn cùng học, tuy mức độ còn khác nhau.

          Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học phải nhiệt tình, trách nhiệm cao và năng động, biết vượt lên những khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất, kinh phí để hoàn thành mục tiêu đề ra, đội ngũ cán bộ khuyến học ngoài tâm huyết, trách nhiệm, phải có sức khỏe, năng lực vận động và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khuyến học.

          Bốn là, công tác lãnh đạo: Nơi nào có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, huy động được sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị, xã hội, nơi đó tạo được phong trào học tập, trung tâm HTCĐ, phát huy được vai trò là thiết chế giáo dục quan trọng ở địa phương để xây dựng XHHT.

          Năm là, Trong điều kiện những thuận lợi, khó khăn đan xen đòi hỏi công tác chỉ đạo phải đề ra mục tiêu sát với thực tế, không nôn nóng chạy theo thành tích, gắn thực hiện Quyết định 281 với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

          Sáu là, công tác tuyên truyền, vận động phải được coi trọng, đồng thời phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, khắc phục những khó khăn nhất là khó khăn về kinh phí hoạt động của Hội và TT HTCĐ. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng để thúc đẩy phong trào.

IMG_1914

 (Ông Vũ Tiến Duật – Huyện ủy viên – Phó chủ tịch UBND huyện Nam Trực phát biểu tại hội nghị)

IMG_1903

(Ông Nguyễn Phú Hậu – Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Nam Định phát biểu tại hội nghị)

IMG_1946

(Ông Đặng Văn Châu – Chủ tịch Hội khuyến học huyện Nam Trực tiếp thu các ý kiến tham luận tại hội nghị)

IMG_1881

(Ông Đỗ Văn Khắc – Phó chủ tịch Hội khuyến học Nam Trực đọc báo cáo tại hội nghị)

          Qua hội nghị tổng kết các đại biểu cũng nhất trí đưa ra một số kiến nghị:

  1. Cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, xây dựng cơ chế phối hợp cùng với chế độ kinh phí cụ thể cho việc thực hiện Quyết định 281/QĐ -TTg. Những việc nhà nước giao phải có nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện.
  2. Xây dựng Nông thôn mới ( NTM) đang triển khai mạnh mẽ ở cả nước, Hội KHVN nên đề xuất đưa nhiệm vụ xây dựng XHHT vào tiêu chí NTM để phong trào phát triển đồng bộ và toàn diện hơn.
  3. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền trên hệ thống báo chí và truyền hình trung ương đến cơ sở.
  4. Về thẩm quyền ra quyết định và cấp giấy công nhận danh hiệu học tập tiêu biểu sau 5 năm nên phân thành hai mức: Cấp huyện và cấp tỉnh.

          Tại cấp huyện: UBND huyện/thành phố ra quyết định và cấp giấy chứng nhận các danh hiệu “Học tập” tiêu biểu trong huyện, làm cơ sở để UBND cấp huyện biểu dương, khen thưởng.

          Tại cấp tỉnh: UBND tỉnh ra quyết định và giấy chứng nhận các danh hiệu “Học tập” cho những danh hiệu tiêu biểu xuất sắc trong số những danh hiệu “học tập” tiêu biểu của cấp tỉnh để biểu dương, khen thưởng trong Hội nghị thi đua hàng năm của tỉnh./.

          Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Vũ Tiến Duật – Phó chủ tịch UBND huyện Nam Trực đã nhất trí các nội dung trên và đề nghị các cấp các ngành đặc biệt là Hội khuyến học huyện cần làm tốt một số nội dung sau:

      Cần định hướng tốt công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo xu thế phát triển của thời đại, với tinh thần hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

      Hội khuyến học và các cấp các ngành, cần làm tốt hơn công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết nhưng bào đảm tầm nhìn chiến lược để tư vấn phát triển giáo dục và đào tạo của huyện nhà.

      Cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương, mở rộng giáo lưu học tập với các huyện bạn, tỉnh bạn trong cả nước để xây dựng mô hình phát triển của Nam trực.

      Phải đánh giá thật nghiệm túc những bài học rút ra từ những mô hình điểm đã làm tốt, những đơn vị chưa làm tốt , tìm ra giải pháp trước mắt và lâu dài, coi trọng công tác tập huấn, tuyên truyền cho các cơ sở, bảo đảm sự đồng đều trong toàn huyện.

     Cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực để duy trì và phát triển phong trào xây dựng Xã hội học tập, bảo đảm đề án thực hiện vũng chắc trong những năm tiếp theo, để Nam Trực tiếp tục đi đầu trong công tác giáo dục và đào tạo, thực hiện giai đoạn nâng cao các tiêu chí của xây dựng Nông thôn mới trong toàn huyện.

          Hội nghị đã tổ chức công bố các quyết định khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc:

        Thay mặt hội khuyến học tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Phú Hậu – Chủ tịch hội khuyến học tỉnh đã trao tặng 11 bằng khen của Trung ương hội khuyến học Việt Nam cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong khi triển khai đề án. Ông Vũ Tiến Duật – Phó chủ tịch UBND huyện đã trao 7 kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khuyến học” cho các cá nhân đã có nhiều cống hiến cho công tác khuyến học khuyến tài. Ông Trần Lương Bằng – Phó chủ tịch hội khuyến học tỉnh Nam Định cũng đã trao 18 giấy khen của hội khuyến học tỉnh cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

IMG_1933

.

IMG_1940

.

IMG_1944

(Trao thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học khuyến tài)

       Hội nghị tổng kết 5 năm năm triển khai và thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập theo Quyết định 281/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ đã thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh các dòng họ và các đơn vị đón rước phần thưởng cao quý tại hội nghị:

IMG_1962

 .

IMG_1950

.

IMG_1960

Nguồn: Ban biên tập Phòng GD&ĐT Nam Trực