Giáo dục và Đào tạo Nam Trực nhìn lại 5 năm thực hiện Kết luận 01-KL/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Trực về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020

          Thời gian 5 năm đã qua kể từ ngày 16 tháng 10 năm 2015 sau khi Huyện  ủy Nam Trực ban hành kết luận số 01-KL/HU về phát triển sự nghiệp Giáo dục của huyện giai đoạn 2015-2020. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện trong bối cảnh hoạt động với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thử thách.

          Nhìn lại việc triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/HU, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của HU-HĐND-UBND huyện, sự phối kết hợp của các Ban ngành đoàn thể, đảng chính quyền các xã thị trấn; sự quyết tâm của toàn ngành giáo dục và sự ủng hộ của mọi người dân, chất lượng giáo dục toàn diện đã thu được nhiều kết quả đáng trân trọng, bộ mặt trường lớp từng bước khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong trong thời kỳ mới.

khen thưởng năm 2021(Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 ngành GD&ĐT Nam Định)

          Thứ nhất, việc tổ chức quán triệt tuyên truyền các chủ trương và chính sách tới các cơ sở:

          Dưới sự điều hành của UBND huyện, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ huynh về Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Chương trình hành động số 01/Ctr-UBND của UBND tỉnh, Nghị quyết 17 -NQ/HU ngày 10/10/2013 của BCH Đảng bộ huyện khóa XXIV, tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động trong việc triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Từ những nội dung trên đã tiếp nối việc tuyên truyền và triển khai kết kết luận số 01-KL/UH ngày 16/10/2015 của Ban chấp hành huyện Đảng bộ huyện về tiếp tục thực hiện nghị quyết 17-NQ/HU về phát triển sự nghiệp GD&ĐT huyện giai đoạn 2015-2020.

ảnh hội nghị

(Hội nghị giao ban Hiệu trưởng)

sinh hoạt chuyên môn

(Các tổ/nhóm thảo luận chuyên môn)

          Đưa việc học tập kết luận 01-KL/HU vào chương trình triển khai nhiệm vụ đầu năm học để các nhà trường triển khai thảo luận viết thu hoạch của tập thể cá nhân. Từng nội dung được cụ thể hóa vào việc nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường, của từng tổ/nhóm chuyên môn và từng cán bộ, giáo viên.

chuyên môn nhà trường

(Sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường)

          Huyện  đã đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền kết luận: Xây dựng chuyên mục trên đài Phát thanh để tuyên truyền; việc xây dựng kế hoạch số 01-KH/ĐU ngày 25/10/2015 về triển khai thực hiện kết luận 01-KH/HU đã hiện thực hóa bằng các giả pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả, Công tác truyền thông đã đồng bộ và hiệu quả trên cổng thông tin của ngành, kết hợp với một số đài báo trung ương và địa phương viết về những điển hình, những hoạt động tiêu biểu của tập thể, cá nhân ngành trong quá trình thực hiện kết luận.

          Phòng GD&ĐT chỉ đạo các cấp học bậc học cụ thể hóa bằng kế hoạch chuyên môn, tuyên truyền thông qua các văn bản chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của tường kỳ, từng năm; qua các đợt tập huấn cán bộ giáo viên, thanh kiểm tra các cơ sở giáo dục; qua các buổi hội thảo, hội nghị, các cuộc thi, hội thi của giáo viên, học sinh.

          Lồng ghép tuyên truyền vận động việc thực hiện kết luận với việc phát động phong trào: Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành. Từng nhà trường xây dựng chương trình hành động thực hiện kết luận của huyện ủy. 

hội thi

(Ngành GD&ĐT Nam Trực tham gia các Hội thi của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT)

hội thi nhà trường

.

hội thi nhà trường 1

(Các cuộc thi, hội thi của giáo viên, học sinh)

          Việc lồng ghép tuyên truyền kết luận với việc phổ biến nhiệm vụ của toàn ngành khi thực hiện đề án Số: 01/ĐA-UBND ngày 26/7/2016 về tăng cường cơ sở vật chất trường học trên địa bàn toàn huyện tạo ra sự đồng bộ từ chủ trường của Đảng tới các văn bản chỉ đạo của chính quyền.

          Việc phối hợp với UBMT Mặt trận Tổ quốc, Ban tuyên giáo huyện ủy và các đoàn thể chính trị – xã hội, các cơ quan thông tin tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Kết luận của BCH Đảng bộ huyện tạo ra phong trào toàn Đảng toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Qua các hội nghị báo cáo viên do Ban Tuyên giáo huyện ủy tổ chức đã phổ biến tuyên truyền đến toàn Đảng, toàn dân. Đảng ủy, UBND các xã, Thị trấn đã phối hợp cùng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ huyện.

          Là cơ quan thường trực thực hiện nghị quyết: Phòng GD&ĐT đã đôn đốc, theo dõi việc triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá sơ tổng kết kịp thời và báo cáo kết quả định kỳ về Ban Thường vụ Huyện ủy theo báo cáo từng năm học và báo cáo khoa giáo hàng kỳ hàng năm.

          Thứ hai, nhìn lại các kết quả đã đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện:

         (1). Kết quả công tác tăng cường cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với lộ trình về đích NTM của các xã, thị trấn.

         * Về công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp

         Năm 2015 toàn huyện có 100 trường học (gồm 33 trường Mầm non, 33 trường Tiểu học, 28 trường THCS, 06 trường THPT) nhiều xã có nhiều trường học cùng cấp. Thực hiện Kết luận số 01-KL/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và triển khai Đề án sáp nhập các trường học trên địa bàn huyện. Đến năm 2020, toàn huyện còn 67 trường học (gồm 20 trường Mầm non, 20 trường Tiểu học, 21 trường THCS, 06 trường THPT), 01 Trung tâm GDNN-GDTX trực thuộc huyện và 20 Trung tâm học tập cộng đồng đặt tại các xã, thị trấn. So với trước năm 2015 đã giảm 33 trường (13 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 7 trường THCS) giảm 02 trung tâm GDTX và dạy nghề; giảm 19 điểm trường Mầm non, 02 điểm trường Tiểu học, 05 điểm trường THCS. Hiện nay 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã đảm bảo chỉ có 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học và 01 trường THCS, hoàn thành thắng lợi Kết luận số 01-KL/HU ngày 16/10/2015 của BCH Đảng bộ huyện, Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 16/7/2018 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 45-KH/HU ngày 26/7/2018 của Ban thường vụ Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 19NQ/TW của BCH TW Đảng khóa XII về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng của các đơn vị sự nghiệp công lập.

         * Về mở rộng quỹ đất và quy hoạch mặt bằng chi tiết các nhà trường

         Phòng GD&ĐT đã tích cực phối hợp với các Phòng, Ban chuyên môn của huyện, Đảng ủy, chính quyền địa phương các xã, thị trấn trong việc quy hoạch mặt bằng trường lớp đến năm 2025 và mở rộng quỹ đất cho các nhà trường theo quy định diện tích của trường chuẩn quốc gia. So với năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn ngành giáo dục đã mở rộng được 56.900 m2 đất trong đó: Mầm non 31.615 m2, Tiểu học 3.585 m2,  THCS 21.700 m2. Đặc biệt Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện quyết liệt chỉ đạo để giải phóng mặt bằng và bàn giao diện tích đất để đưa vào sử dụng đối với những trường mầm non chưa có khu tập trung, các trường THCS sau sáp nhập (khu MN Nam Giang 12.000 m2 , khu MN Nam Đào 7.000 m2,  MN Nam Thịnh 4.403 m2, MN Nam Cường 4.817 m2, THCS Hoàng Ngân 10.000 m2) và bổ sung diện tích đất cho các trường còn thiếu. Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản các trường học trên địa bàn huyện đã có đủ diện tích theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Song song với đó Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện triển khai đề án quy hoạch mặt bằng chi tiết các nhà trường và cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành Đề án này. Đến nay 100% các nhà trường đã có quy hoạch mặt bằng chi tiết được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đây là căn cứ để đầu tư và quản lý đầu tư cơ sở vật chất các nhà trường.

vật chất2

.

vật chất 3

         * Về công tác huy động nguồn kinh phí xây dựng trường lớp

         Phòng GD&ĐT đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương ưu tiên dành nguồn vốn từ nguồn cấp quyền sử dụng đất, nguồn xây dựng Nông thôn mới, nguồn kinh phí khác cho xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Trong giai đoạn 2016-2020 lượng kinh phí đầu tư cho xây dựng trường lớp trên địa bàn huyện ước đạt 235 tỷ đồng, trong đó 100 tỷ đồng tiết kiệm chi từ nguồn, vốn sự nghiệp giáo dục, 60 tỷ đồng ngân sách huyện hỗ trợ và ngân sách của các xã, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục và 75 tỷ đồng từ các nguồn xã hội hóa.

          * Về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với lộ trình về đích NTM của các xã, thị trấn.

          Thời điểm năm 2016, trên địa bàn huyện còn thiếu 83 phòng học (bậc học mầm non thiếu 78 phòng, bậc học tiểu học thiếu 05 phòng), thiếu 116 phòng bộ môn (bậc học mầm non thiếu 39 phòng, bậc học tiểu học thiếu 34 phòng, bậc THCS thiếu 28 phòng, bậc THPT thiếu 15 phòng) và thiếu 213 phòng phục vụ cho khối hành chính quản trị và 196 phòng học, phòng bộ môn, phòng hành chính đang là phòng cấp 4 hoặc phòng dùng tạm; Đặc biệt trường MN Nam Giang còn 9 lớp học đang học nhờ trên đất chùa Bi; còn 28 trường học chưa đạt chuẩn theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia gồm 16 trường Mầm non, 9 trường THCS và 3 trường THPT.

          Để đạt mục tiêu trường chuẩn quốc gia trong xây dựng NTM, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện triền khai Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 26/7/2016 về tăng cường cơ sở vật chất trường học trên địa bàn huyện Nam Trực giai đoạn 2016-2020. Với sự quyết tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền; sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành giáo dục; sự ủng hộ của người dân, trong giai đoạn 2016-2020 toàn ngành đã đưa 5 trường xây mới vào hoạt động, xây dựng mới 255 phòng học, 13 phòng chức năng, 24 nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, 10 nhà bếp, 4 nhà đa năng và 13 thư viện xanh, vườn cổ tích…phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Năm 2016 công nhận mới 01 trường MN Nam Hoa và công nhận 04 trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ 2; năm 2017 có 18 trường học được công nhận trường chuẩn quốc gia gồm 10 trường mầm non và 08 trường THCS; năm 2018 có 17 trường học được công nhận trường chuẩn quốc gia  gồm 11 trường Mầm non, 02 trường tiểu học công nhận lại và 04 trường THCS công nhận mới. Đến 31/12/2018 đã có 100% trường học trên địa bàn huyện được công nhận trường  chuẩn quốc gia, 19 xã được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt Tiêu chí số 5 (trường học) trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới, góp phần vào thắng lợi nhiệm vụ xây dựng huyện Nam Trực đạt chuẩn NTM năm 2018. Trong năm 2019, 2020, Phòng GD&ĐT tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, và xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp- An toàn đảm bảo đúng lộ trình về đích Nông thôn mới nâng cao của 11 xã.

          Hiện nay các trường học trên địa bàn huyện đã có diện tích đảm bảo theo yêu cầu trường học đạt chuẩn quốc gia. Khuôn viên các trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch đẹp. Diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng viết đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn; khu sân chơi bãi tập rộng, đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn. Cơ sở vật chất đảm bảo, có đủ số phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, có cây xanh bóng mát, có nhà vệ sinh bố trí riêng cho giáo viên và học sinh đảm bảo vệ sinh môi trường. Có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện lưới, hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet, có Website hoạt động thường xuyên đáp ứng yêu cầu dạy học và quản lý.

tiết dayj1

          * Về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên: 

         Phòng GD&ĐT đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp, đánh giá, phân loại công chức, viên chức, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, thi đua, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên.

          Xây dựng kế hoạch chuẩn hoá toàn bộ đội ngũ giáo viên trong toàn ngành giai đoạn I (2020-2025) theo quy định của Luật Giáo dục và hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Đến năm 2020 đã có 79% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, vượt chỉ tiêu năm 2025 là 9%; Có 65% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân, phấn đấu đạt 80% vào năm 2025; Có 73% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân, vượt chỉ tiêu năm 2025 là 3%. Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phù hợp với yêu cầu thực tế, tiết kiệm, không đào tạo bồi dưỡng tràn lan, tránh được lãng phí cho ngân sách và cá nhân. Thực hiện việc tuyển dụng đầy đủ, kịp thời, đúng quy định đội ngũ giáo viên ở các bậc học. 

          Tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn đảm bảo đúng độ tuổi, trình độ. Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 tham  gia đào tạo trước. Trường hợp giáo viên không còn đủ năm công tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì thực hiện theo Thông tư số: 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GD&ĐT

          Thực hiện việc điều chuyển, sắp xếp đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu chuyên môn ở từng bậc học; ưu tiên bố trí đội ngũ giáo viên có năng lực tốt cho các trường trọng điểm, trường thuộc tốp yếu; hạn chế việc thừa, thiếu cục bộ khi bố trí giáo viên giữa các nhà trường. Kiên quyết không điều động về những đơn vị đã thừa biên chế do sáp nhập, tiêu biểu như mầm non Điền Xá, mầm non thị trấn Nam Giang; Trung học cơ sở Nam Mỹ, Nam Thanh,…những đơn vị này kể cả nghỉ hưu hoặc chuyển đi nơi khác hoặc thôi việc cũng không bổ sung. Cụ thể: Mầm non Điền Xá năm 2015 có 63 người đến 2020 còn 57 người giảm 6 người, mầm non TT.Nam Giang năm 2015 có 76 người đến 2020 còn 68 người giảm 8 người, THCS Nam Mỹ năm 2015 có 28 người đến năm 2020 còn 23 người giảm 5 người, THCS Nam Thanh năm 2015 có 42 ngời đến 2020 còn 37 người giảm 5 người;

          Việc tinh giảm biên chế được Phòng GD&ĐT kiên quyết triển khai và thực hiện, năm 2015 cán bộ quản lý là 206 người đến 2020 là 167 người, giảm 39 người; giáo viên và nhân viên giảm 90 người;

           Thực hiện cụ thể việc đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm đảm bảo sát, đúng với thực tế, gắn với điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp giáo viên, thi đua khen thưởng, thực hiện chính sách nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công việc. Các trường đã thực hiện việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên đạt 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,  80% hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ. 

          (2). Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

          Phòng GD&ĐT Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 207-QĐ/HU và sô 208-QĐ/HU ngày 28/4/2017 về việc ban hành Quy định phân cấp tổ chức bộ máy và cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Tham mưu với Huyện ủy – UBND huyện  ban hành Quyết định số 330-QĐ/HU ngày 18/4/2018 về việc  phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch CBQL các trường mầm non, tiểu học trung học cơ sở giai đoạn 2018-2020 cụ thể: Quy hoạch chức danh Hiệu trưởng bậc mầm non là 40 người, tiểu học là 63 người, THCS là 50 người. Quy hoạch chức danh Phó hiệu trưởng trường mầm non là 79 người, Phó hiệu trưởng tiểu học là 104, Phó hiệu trưởng trường THCS là 61 người. Song song với việc quy hoạch, Phòng GD&ĐT đã tăng cường giao nhiệm vụ, giao việc cho cán bộ trong diện quy hoạch để nâng cao trách nhiệm và tích lũy kinh nghiệm cần thiết trong công tác để khi nhận nhiệm vụ mới có thể tiếp cận kịp thời. 

          Phòng GD&ĐT đa tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện quy định cụ thể về việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý các nhà trường: tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, đánh giá xếp loại cán bộ quản lý, thực hiện nghiêm túc quy định luân chuyển hiệu trưởng khi đã đảm nhận nhiệm vụ hiệu trưởng tại đơn vị 2 nhiệm kỳ; xem xét, xử lý bằng hình thức miễm nhiệm, điều chuyển công tác khác khi đơn vị xếp loại yếu 1-2 năm liên tục 

          (3). Kết quả công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng sự đồng đều giữa các nhà trường và việc xây dựng trường chất lượng cao, trường trọng điểm.

          * Về công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng sự đồng đều giữa các nhà trường.

          Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo học sinh giỏi được Ngành Giáo dục huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt; do đó, chất lượng luôn được giữ vững và nâng cao, đảm bảo thực chất, vững chắc, đồng đều ở các cấp học, bậc học và giữa các nhà trường. Cụ thể:

           + Giáo dục Mầm non: 100% cơ sở GDMN thực hiện theo Chương trình GDMN sửa đổi. Thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động; chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 100% trẻ đến trường học 2 buổi/ngày, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 3%. Khống chế tỷ lệ trẻ em bị béo phì, thừa cân.

            + Giáo dục Tiểu học: Các đơn vị phát huy các thành tố tích cực của các mô hình thí điểm như: VNEN; dạy học tiếng Việt theo tài liệu Công nghệ giáo dục lớp 1; dạy Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch; dạy Khoa học theo phương pháp Bàn tay nặn bột.

              Các nhà trường đã tổ chức các hoạt động định hướng dạy học trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, phát triển thể lực, thể chất học sinh thông qua các môn thể thao dưới hình thức Câu lạc bộ môn học giúp cho học sinh phát triển toàn diện. Tiếp tục tổ chức dạy học môn Tin học cho 100% học sinh khối lớp 3, 4, 5. Hàng năm số học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt tỉ lệ 99,7% – 100% trong đó tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100 %. Có từ 99,93 % đến 99,95% số học sinh hoàn thành kết quả đánh giá các môn học trong đó Hoàn thành tốt đạt 71,6% đến 87,5%. Học sinh được đánh giá từng năng lực, từng phẩm chất xếp loại Đạt trở lên chiếm tỉ lệ 99,8% trong đó xếp loại Tốt là 99,3%.- 99,7%

          + Giáo dục trung học: Luôn tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học; Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa; Phát huy hiệu quả việc sử dụng các thiết bị hiện đại như máy trình chiếu, bảng tương tác thông minh. Việc giáo dục đạo đức, nề nếp học sinh cũng được tích hợp trong một số hoạt động lao động vệ sinh.

          Thực hiện nghiêm túc nền nếp và quy chế chuyên môn, Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau.

          Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục. Tập trung đổi mới sinh hoạt  tổ, nhóm chuyên môn, tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm  thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường. Tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên “Trường học kết nối”. 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn về STEM.

         Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn duy trì và đạt kết quả cao. Thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 trong năm năm qua đoàn Nam Trực có hai năm liền xếp giải Nhất, hai năm xếp giải Nhì và một năm xếp giải Ba. Đặc biệt đã xuất hiện thêm nhiều đơn vị tham gia ngoài THCS Nguyễn Hiền như: THCS Nam Đào, THCS Nam Tiến, THCS Điền Xá, THCS Nam Dương…

         Trong 5 năm qua đã có 373 học sinh thi đỗ vào trường chuyên Lê Hồng Phong, trong đó có 255 học sinh trường THCS Nguyễn Hiền và 118 em học sinh của các trường THCS khác trong toàn huyện. Nam Trực cũng là đơn vị luôn đứng thứ hai trong toàn tỉnh (sau thành phố Nam Định) có tỷ lệ học sinh đỗ cao vào trường chuyên Lê Hồng Phong.

        Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 đại trà luôn được giữ vững. Trong năm năm qua ngoài THCS Nguyễn Hiền có 4 năm liền đứng trong tốp 5 trường đứng đầu toàn tỉnh, huyện Nam Trực luôn có từ 3 đến 6 trường có chất lượng thi tuyển sinh đứng trong nhóm 30 trường dẫn đầu và trên 50% số trường đứng trong nhóm 100 trường trong toàn tỉnh. Trong 5 năm, huyện Nam Trực được Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định xếp 01 năm đứng thứ Nhất, hai năm xếp thứ Hai và 01 năm xếp thứ Ba về chất lượng tuyển sinh vào THPT không chuyên.

         * Việc xây dựng các trường trọng điểm

         Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định công nhận trường chất lượng cao, trường trọng điểm. Cụ thể:

          + Bậc Mầm non: Xây dựng 5 trường trọng điểm trong 5 miền: (Trường MN Trần Quốc Toản – Điểm về xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn; Trường MN Nam Toàn – Điểm về môi trường học tập; Trường MN Nam Hồng – Phụ điểm về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; Trường MN Nam Dương – Điểm về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; Trường MN Nam Long – Phụ điểm về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm)

        + Bậc Tiểu học: Xây dựng và củng cố lại 4 trung tâm chất lượng cao (Nam Mỹ, Nam Đào, Nam Trung, Nam Tiến). Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tham mưu Huyện ủy – UBND huyện xây dựng trường TH Nam Đào xứng đáng là đơn vị số 1 của Huyện Nam Trực. Ngoài ra, Phòng GD&ĐT cũng tập trung xây dựng trường TH Nam Dương làm đơn vị vệ tinh trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT.

           + Bậc trung học cơ sở: Trường THCS Nguyễn Hiền làm trung tâm và 5 trường trọng điểm đặt tại các miền như sau: Miền 1, 2 là THCS Điền Xá; Miền 3 là THCS Nam Đào và THCS Nam Hồng; Miền 4 là THCS Đồng Sơn; Miền 5 là THCS Nam Tiến.

 Các trường trọng điểm, trường chất lượng cao cùng các trường học trong toàn huyện đã và đang phát huy kết quả đạt được trong thời qua, tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

khen năm 2021

.

thành tích sở khen

          Thứ ba, đánh giá chung về hiệu quả, tác động của Kết luận 01/KL-HU

         Qua 5 năm tiếp tục thực hiện Kết luận, công tác tuyên truyền về phát triển sự nghiệp GD&ĐT huyện Nam Trực ngày càng được các cấp, ngành và địa phương quan tâm, tập trung triển khai tổ chức thực hiện, thể hiện rõ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT. Các nhiệm vụ, nội dung trong Kết luận đều được triển khai thực hiện có hiệu quả, về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Các cơ sở giáo dục đã bám sát, ban hành kế hoạch để thực hiện. Việc triển khai Kết luận đưa đến hiệu quả, tác động thiết thực, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

         Việc thực hiện Kết luận được Ngành và các cơ sở giáo dục quan tâm tập trung triển khai tổ chức thực hiện. Từ đó, thể hiện trách nhiệm của các địa phương, các cấp và cơ sở giáo dục trong việc tuyên truyền Kết luận. 100% các địa phương và nhà trường đã xây dựng kế hoạch để thực hiện, có tổng kết và tự đánh giá, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục tại các địa phương.

          Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kết luận được Ngành đưa và tiêu chí thi đua cho các nhà trường và địa phương được công khai minh bạch đã tác động không nhỏ tới chất lượng giáo dục toàn diện cho các nhà trường, các nội dung trong Kết luận là tiêu chí về thi đua của các nhà trường như: xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, công tác quản lý, điều hành của Hiệu trưởng, công tác xã hội hóa,…

          Việc truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ngành và các phương tiện thông tin khác ngày được quan tâm, các trường là một đầu mối trong việc tuyên truyền những việc làm tích cực, việc làm hay mà các đơn vị khác cần học tập để không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục huyện nhà.

          Khi thực hiện dồn khu và những điểm trường không sử dụng trong giáo dục được giao cho địa phương làm nhà văn hóa để phục vụ việc xây dựng Nông thôn mới cho các địa phương.

thủ tướng chính phủ chỉnh

(Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ)

bộ công an, chủ tịch tỉnh

(Bằng khen của Bộ Công an và UBND tỉnh Nam Định)

          Thứ tư, nhìn lại những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân

          Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước nên đã xuống cấp trầm trọng, hệ thống lớp học, phòng bộ môn, nhà vệ sinh… không phù hợp với việc thực hiện chương trình mới. Việc xây dựng cơ sở vật chất những năm trước còn tuỳ tiện, không theo quy hoạch tổng thể. Việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đòi hỏi một nguồn kinh phí khá lớn nên các địa phương khó thực hiện được, còn nợ xây dựng cơ bản nhiều.

           Một số cơ sở giáo dục nằm trong khu dân cư nên không có khả năng mở rộng quy hoạch.

          Việc sáp nhập các cơ sở giáo dục theo quan điểm của mỗi địa phương một trường học ở một bậc học đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tại một số nhà trường ở những nơi đông dân cư, diện tích rộng.

         Việc tiết kiệm ngân sách của Ngành đầu tư cho việc xây dựng cơ bản dẫn đến việc mua sắm trang thiết bị trường học, đầu tư cho công tác chuyên môn hạn chế làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các nhà trường.

cảo tạo khuôn viên trường          Thứ năm, những bài học kinh nghiệm quý

          Kết luận 01/KL-HU đã có sự chỉ đạo thống nhất từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của các cấp, ngành trong triển khai thực hiện.

          Các cấp các ngành, các địa phương: thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các tổ chức đoàn thể và cá nhân thuộc địa phương mình, lĩnh vực mình phụ trách có những điều chỉnh phù hợp để Kết luận của Huyện ủy trở thành hiện thực và hiệu quả.

          Bám sát, vận dụng sáng tạo Kết luận vào tình hình thực tế của địa phương, huy động mọi nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất trường học.

          Tăng cường công tác vận động quần chúng, đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền, tích cực nắm bắt và định hướng dư luận xã hội, mở rộng và phát huy dân chủ, gắn với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết thống nhất từ ý chí đến hành động của toàn Ngành.

           Kết luận có tác động rất lớn đến việc thực hiện Nghị quyết xây dựng Nông thôn mới của Đảng bộ huyện trong việc quy hoạch sắp xếp lại hệ thống trường lớp, tạo quỹ đất cho việc xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao của các địa phương.

          Thứ sáu, những định hướng mới trong tình hình mới của sự nghiệp giáo dục huyện Nam Trực:

         Thực hiện tốt mục tiêu phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo trường học an toàn, nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục quán triệt thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục. Xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch hàng năm, chủ động ứng phó với tình hình diễn biến xấu của dịch bệnh. Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 6 năm học 2021-2022 và các lớp 7,8,9 ở các năm tiếp theo. Đồng thời phát triển đội ngũ nhà giáo, quy mô trường lớp, thiết bị dạy học theo yêu cầu nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, chất lượng đại trà và mũi nhọn. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, quản trị nhà trường, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kỷ cương nề nếp dạy và học.

          Toàn ngành sẽ tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được của quá trình triển khai thực hiện Kết luận, khắc phục những tồn tại bất cập, đánh giá về những khó khăn trước mắt và lâu dài để thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng chính quyền xây dựng và ban hành các chủ trương và chính sách phù hợp, tạo thời cơ và làm tiền đề cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục huyện.

           Qua việc nhìn lại những việc đã làm được và những phát sinh mới để tiếp tục tham mưu về một kết luận mới cho ngành Giáo dục và Đào tạo Nam Trực giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn những năm tiếp theo để đáp ứng với sự thay đổi và phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

           Lãnh đạo ngành từ Phòng GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục trong huyện tiếp tục làm tốt công tác tham mưu tạo nguồn kinh phí hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở vật chất các trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hướng tới mô hình trường học hạnh phúc, vừa thực hiện tốt mực tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông vừa tạo điểm nhấn trong hệ thống giáo dục của toàn tỉnh Nam Định.

           Quan tâm hơn nữa và có cơ chế đặc thù đối với các trung tâm chất lượng cao, các trường trọng điểm, trường đặc biệt khó khăn và các trường có nhiều khu, các trường ở địa phương đông dân cư nhằm bảo đảm hai mục tiêu lớn: vừa phát triển trọng điểm với chất lượng mũi nhọn vừa bảo đảm tính đồng đều với chất lượng đại trà và với vùng miền, đặc biệt là các trường còn khó khăn.

          Đẩy mạnh việc tham mưu và phối hợp với các cấp các ngành có liên quan tạo điều kiện quy hoạch và cấp quyền sử dụng đất cho các nhà trường khi được mở rộng quỹ đất của địa phương nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài theo nghị quyết của Đảng.

           Trên đà kết quả và những thành tựu sau 5 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/HU ngày 16/10/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Trực về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện (khóa XXIV) về phát triển  sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo Nam Trực giai đoạn 2015-2020. Với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân và quyết tâm của toàn ngành GD&ĐT huyện, Tin tưởng một thành công mới đang chờ đón Giáo dục và Đào tạo huyện nhà.

                (Ban Tuyên truyền Đảng bộ phòng Giáo dục và Đào tạo)